Áo ngũ thân là loại áo dài đã có rất lâu đời của dân tộc Việt Nam và nó dần trở lại thời gian gần đây. Chiếc áo dài này thường xuất hiện ở Kinh thành Huế trước khi và cả bây giờ. Cùng Kehoachcuoi.net tìm hiểu kiến thức về áo ngũ thân qua bài hôm nay nhé!
- Makeup sương sương là kiểu makeup như thế nào?
- Mẫu vest chú rể đẹp – Cách chọn vest cho chú rể phù hợp nhất
- Màu xanh mint là màu gì? Hướng dẫn phối đồ với màu xanh mint
- Màu xanh pastel là màu gì? Cách mix đồ với màu xanh pastel
Áo ngũ thân là áo gì?
Áo ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam. Áo ngũ thân có năm miếng vải ghép lại với nhau, tạo thành một bộ áo gồm hai thân trước, hai thân sau và thân cuối nằm bên phải ở trước tuy nhiên sẽ được may bên phía trong của thân thứ nhất. Áo thường được làm từ vải lụa, vải nhung, hoặc vải gấm với những họa tiết đẹp mắt.
Trong quá khứ, áo ngũ thân được coi là trang phục quý tộc và thường được mặc trong các dịp lễ, hội họp, hoặc trong các sự kiện quan trọng của gia đình hoặc của xã hội. Hiện nay, áo ngũ thân vẫn được giữ lại giá trị văn hóa và truyền thống và thường được mặc trong các dịp lễ, cưới hỏi, hoặc trong các buổi biểu diễn nghệ thuật.
Nguồn gốc chiếc áo dài ngũ thân
Áo ngũ thân được ra đời từ năm 1744. Trước khi có sự hình thành cảu áo dài cổ đứng hay còn được biết đến với tên gọi áo dài lập lĩnh, người dân Việt Nam thường mặc những chiếc áo dài cổ tròn được gọi là viên lĩnh và những chiếc áo dài cổ chéo được gọi là áo dài giao lĩnh. Không những vậy, người Việt còn có thêm một chiếc áo dài khác được gọi là tứ thân. Áo ngũ thân được chọn lựa và đặt tên bởi chúa Nguyễn Phúc Khoát thời điểm bấy giờ.
Áo dài lập lĩnh được đánh giá cao bởi sự thanh lịch, kín đáo bởi chiếc cổ cao không làm lộ áo lót bên trong. Chưa kể, vạt áo của chiếc áo này cũng có những điểm đặc trưng riêng. Có 4 vạt áo đối nhau ở phía trước và sau được ví như tứ thân phụ mẫu và vạt cuối cùng tượng trưng cho bản thân người mặc.
Vạt con sẽ được nối với vạt cả thông qua bâu đệm và 5 chiếc khuy cài. 5 chiếc khuy này cũng mang những ý nghĩa riêng bao gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Kể từ thời điểm chúa Nguyễn lên ngôi, áo ngũ thân được dùng làm trang phục chính tại Kinh thành Huế. Chính vua Minh Mạng đã mang trang phục này phổ biến đến toàn đất nước lúc này. Tuy nhiên, áo ngũ thân vẫn xuất hiện nhiều tại cố đô Huế.
Cấu tạo của áo dài ngũ thân
Áo ngũ thân của nam và nữ có điểm khác nhau, nhưng không quá nhiều. Phần cổ áo ngũ thân may cho nam sẽ cao hơn so với áo ngũ thân may cho nữ. Hơn nữa, thiết kế áo ngũ thân nam có phần thẳng và vuông, nó thể hiện sự chính trực của một chàng quân tử thời xưa.
Cách thiết kế và may áo ngũ thân cho nam cũng thể hiện rõ những đức tính cần có của một người nam giới, đó chính là phong thái đường hoàng, khiêm nhường, đĩnh đạc và nhã nhặn. Những chi tiết đặc trưng nhất là đường may đều, thẳng, khớp, … Chưa kể phần đường chỉ phải được giấu kín.
Phần tà áo được cắt lượn đẹp, vạt áo cũng cắt cong vô cùng tinh tế. Các chi tiết may ở phần khuy, cổ áo và tay áo đều được thực hiện một cách chỉnh chu, kỹ lưỡng để cho ra sản phẩm tốt nhất.
Phân loại áo ngũ thân
Áo tay Tấc
Áo ngũ thân được phân loại theo phần tay áo, chẳng hạn như phần tay tấc rộng, dài thụng. Nó thường được phối với những chiếc quần dài và áo che từ cổ xuống đến phần đầu gối. Áo Tấc của nam và nữ đều được thiết kế cổ lập lĩnh, 5 tà và cúc được cài bên tay phải.
Áo tay chẽn
Áo tay chẽn khác áo tay tấc ở phần khuỷu tay, từ khuỷu tay xuống ống tay sẽ được may hẹp lại tầm 2cm. Phần thân trước may dài trên mắt cá chân một chút. Nói chung, phần tay áo của áo tay chẽn gọn hơn so với áo tay tấc.
Ý nghĩa của áo dài ngũ thân
Chiếc áo ngũ thân thể hiện nét đẹp trong văn hóa đất nước từ thời xa xưa. Áo ngũ thân nam thì toát lên phong thái chính trực và đĩnh đạc, áo ngũ thân nữ thì cho thấy sự nhẹ nhàng, nền nã, che được nhiều khuyết điểm của cơ thể. Chiếc áo này được may công phu, mất thời gian và công sức nên giá thành cao. Nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ định được giá trị và vẻ đẹp của áo dài ngũ thân của dân tộc.
Áo ngũ thân còn đại diện cho ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và ngũ luân: Đạo quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ và bằng hữu.
Giá trị tinh thần của áo dài ngũ thân
Áo ngũ thân đang trở thành trang phục phổ biến, ý nghĩa nhưng không quá lòe loẹt. Mặc dù nó chủ yếu được mặc ở Huế cho những dịp đặc biệt hoặc chụp ảnh, nhưng nó đang thu hút sự chú ý ở những nơi khác. Thường đi đôi với áo dài ngũ thân truyền thống là khăn quấn hay còn gọi là khăn đóng.
Tổng hợp những mẫu áo ngũ thân đẹp nhất
Phía trên là những thông tin về áo ngũ thân mà mọi người vẫn thường thắc mắc. Đây là một trang phục truyền thống cần được giữ gìn và ghi nhớ. Hy vọng kiến thức về áo dài ngũ thân sẽ giúp bạn thêm phần yêu quý trang phục Việt Nam!