Trong tình yêu và hôn nhân thì không thể thiếu sự góp mặt của chiếc nhẫn cưới. Theo điều kiện kinh tế đó có thể là chiếc nhẫn kim cương đắt giá hay chiếc nhẫn vàng bình thường nhưng nó hoàn toàn không thể thiếu được để mình chứng cho tình yêu của bạn. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của nhẫn cưới như thế nào? Hãy cùng Kehoachcuoi.net tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
- Top 25+ mẫu áo dài truyền thống được yêu thích nhất
- Top 50+ mẫu áo dài cưới đẹp nhất năm 2023
- Top 55+ mẫu hoa cưới đẹp dành cho các nàng dâu năm 2023
- Top 6+ xu hướng makeup cô dâu năm nay
Chiếc nhẫn cưới có nguồn gốc từ đâu?
Thời gian chính xác cho sự ra đời của nhẫn cưới thì không ai biết. Nhưng người Ai Cập là những người đầu tiên dùng chiếc vòng tròn đeo trên tay làm biểu tượng cho tình yêu và sự gắn kết đôi lứa. Dần theo thời gian, các mẫu nhẫn được cách tân và thiết kế hiện đại đẹp mắt hơn. Đặc biệt, hình dáng vòng tròn chung điểm đầu và điểm cuối thì không bao giờ thay đổi. Xưa kia nhẫn cưới không bằng vàng bạc, kim cương mà được làm từ gỗ, cây cỏ,… Chỉ người phụ nữ mới đeo nhẫn, còn người nam thì không.
Sau khi Thế chiến II nổ ra, đàn ông gia nhập quân đội và chiến đấu trong một thời gian dài trên chiến trường, và họ bắt đầu đeo nhẫn cưới để vinh danh vợ của mình. Hành động đó rất thiêng liêng, chứa chan tình yêu thương vô bờ bến và họ là những người có trách nhiệm. Kể từ đó, nhẫn cưới được cô dâu chú rể trao cho nhau và tồn tại cho đến ngày nay.
Hiện nay, đeo nhẫn cưới phổ biêt tại tất cả các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Trong lễ kết hôn, nghi lễ trao nhẫn thiêng liêng và là giây phút quan trọng nhất.
Ý nghĩa của nhẫn cưới là gì?
Ngón áp út là ngón tay có đường mạch máu dẫn đến tim. Chính vì thế, nhẫn cưới được đeo ở ngón tay này ví như sợ dây tình yêu kết nối hai trái tim với nhau.
- Bằng chứng của hôn nhân: Trong hôn nhân, ngoài việc đăng kí kết hôn, làm lễ trước bàn thờ gia tiên về việc gắn bó cùng nhau xây dựng hạnh phúc cả đời thì nhẫn cưới như lời công bố với tất cả mọi người rằng người đó đã lập gia đình. Và được xem là vật bảo vệ hạnh phúc gia đình để người thứ 3 không xen vào cuộc hôn nhân.
- Ý nghĩa của nhẫn cưới trong Phật giáo: Chữ “Nhẫn” trong nhẫn cưới chính là điều cần có trong cuộc sống vợ chồng theo đạo Phật. Trong cuộc sống không thể tránh khỏi bất hòa và xung đột làm mất đi tình cảm vợ chồng, gia đình. Vì vậy chữ nhẫn rất quan trọng, cho nên có câu rằng “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê” chính là vậy.
Đeo nhẫn cưới trên tay để nhắc nhở nhau dung hòa trong cuộc sống, nhẫn là vật hiện hữu của tình yêu, là vật thiêng liêng không phải ai cũng được trao cho mà phải là vợ chồng. Do đó, trong cuộc sống lứa đôi phải tự nhắc nhở nhau nhường nhịn, yêu thương vợ/chồng mình. Đây chính là ý nghĩa thật sự của nhẫn cưới.
Tại sao nhẫn cưới lại được làm bằng vàng?
Vàng là kim loại quý hiếm có biểu hiện cho sự trân trọng, yêu quý. Ngoài ra, vàng cứng, không phai màu, théo thời gian không bị hoen rỉ nên khi đeo trên tay chiếc nhẫn cưới vàng, chúng ta tự nhắc nhở mình phải son sắt, chung thủy, tình yêu một lòng như chiếc nhẫn cưới.
Tại sao nhẫn cưới thường làm bằng vàng? Vàng là một chất liệu quý giá và những chiếc nhẫn làm từ vàng tượng trưng cho tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau và tượng trưng cho sự tận tụy và trung thành với cuộc sống. Vàng là kim loại cứng, không bị phai màu hay rỉ sét theo thời gian. Nhẫn cưới vàng nhắc nhở người đeo về sự chung thủy, giữ một trái tim sắt đá và không “thay lòng đổi dạ”.
Chiếc nhẫn cưới phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nhẫn cưới cũng như nguồn gốc của nó. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm chiếc nhẫn, biểu tượng thiêng liêng của tình yêu.